Hotline: 0906 31 9994    0906 31 9992 

 

Phòng và trị bệnh đốm dầu, héo rũ trên giống chanh dây

 Nguyên nhân:

Bệnh đốm dầu trên chanh leo bị gây ra bởi vi khuẩn Pseudomonas passiflorae; đồng thời sẽ gây héo rũ cho giống chanh dây.

Triệu chứng:

· Biểu hiện trên lá: bắt đầu xuất hiện các vết màu vàng oliu cho đến màu nâu, thường bao quanh bởi quầng sáng màu vàng nhạt. Bệnh nặng dẫn đến rụng .

· Lá bị rụng: đây là dấu hiệu cho thấy bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Nếu không xử lý ngay lập tức bệnh sẽ lây lan cho cả vườn. Ngoài ra những cây bị bệnh này sẽ phải xử lý loại bỏ luôn.

· Các dấu hiệu lõm xanh xuất hiện trên thân cây. Ngoài ra tại các vết lõm này còn có nước. Sau một thời gian những lõm xanh bắt đầu ngả sang màu nâu vàng và được bao quanh bởi các vầng màu vàng phân cách với những chỗ không bị bệnh.

·Thân non: Chồi non bị rụng dẫn đến chết cây. Dấu hiệu đầu tiên của sự xâm nhiễm là những vết trũng màu xanh đen, mọng nước. Sau sẽ phát triển thành màu nâu sáng, có viền rõ ràng với phần không bị bệnh.

·Trên thân già: triệu chứng ban đầu là những đốm nhỏ hình tròn có màu xanh đen, hơi trũng xuống, sau đó lan rộng ra và có màu nâu tối, những thương tổn này hoàn toàn bao quanh chồi non và gây chết cây.

·Trên trái: trái nhỏ, màu xanh tối, như giọt dầu. Sau đó phát triển thành những vòng tròn, thô nhám, mảng lốm đốm mọng nước. Làm trái rụng sớm và thối trái. Trên trái có các đốm tròn mọng nước. Ở những trái màu xanh nếu có dấu hiệu bệnh sẽ có biểu hiện rõ ràng: màu đậm hơn (xanh tối) hoặc rụng quả. 

Phương thức lây lan:

Từ cây này sang cây khác và thường xuất hiện vào các giai đoạn của mùa mưa.

đốm dầu chanh dây

Giải pháp xử lý bệnh đốm dầu trên cây chanh dây

Giải pháp Phòng bệnh:

+ Trước khi trồng bà con cần xử lý đất trồng, tiến hành cày ải đất, phơi đất nhằm tiêu diệt bớt các mầm bệnh. Trước khi trồng 2-4 ngày bà con dùng chế phẩm nano bạc để tưới hố trồng nhằm tiêu diệt nguồn vi khuẩn gây bệnh

+ Chọn đất trồng giàu hữu cơ, đất không chua để bộ rễ phát triển thuận lợi. Bà con có thể sử dụng phân dơi kết hợp với chitosan để tưới hố trồng nhằm cung cấp nguồn hữu cơ tự nhiên cho cây, đồng thời xử lý tuyến trùng trước khi trồng cây giống. Ngoài ra, bà con có thể bón vôi trước khi trồng (việc này làm trước khi trồng 20-30 ngày). Đất trồng chanh dây cần phải cao, dễ thoát nước, có thể đào hào/ rãnh xung quanh để thoát nước trong mùa mưa, hạn chế phát sinh nấm bệnh.

+ Bón phân lót hữu cơ hoai mục có ủ với nấm đối kháng. Bà con có thể tham khảo rất nhiều chế phẩm sinh học trên thị trường hiện nay.

+ Bón phân cân đối đầy đủ, phun phân bón qua lá trong quá trình phát triển của cây, lưu ý phòng trị bệnh nấm gây thối hoa, rụng hoa, tăng tỷ lệ đậu quả cho chanh dây. Một số sản phẩm hiện nay của Nông Hóa Xanh hỗ trợ bà con xử lý vấn đề này như CanxiBo. Bà con có thể tham khảo trên website.

+ Bà con chủ động quản lý và tiêu diệt các nhóm côn trùng gây hại (rầy, rệp, nhện, ruồi vàng, bọ trĩ...). Hiện nay có một số chế phẩm sinh học dạng xua đuổi, mang lại hiệu quả bền vững và an toàn hơn. Nông Hóa Xanh sẽ chia sẻ cùng bà con trong một bài viết khác.

+ Thường xuyên thăm vườn và phát hiện bệnh sớm để có biện pháp xử lý kịp thời, thực hiện các biện pháp cắt tỉa vườn thông thoáng, sử dụng hợp lý các loại phân bón gốc và bón lá phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây, nâng cao sức chống chịu của cây đối với nấm bệnh.

Giải pháp trị bệnh đốm dầu cho chanh dây:

Khi vườn của bà con xuất hiện các triệu chứng bệnh, bà con cần sử dụng đúng các thuốc đặc trị để quản lý bệnh nhanh chóng, ngăn chặn không cho bệnh phát triển mạnh và lây lan thành dịch.

Bà con có thể thực hiện đồng bộ các biện pháp như sau nhé:

Đầu tiên, thực hiện cắt tỉa các dây chanh dây gần sát mặt đất, đảm bảo các dây chanh dây cách mặt đất ít nhất 20-30cm. Bởi vì đa số mầm bệnh phát sinh và lây lan từ đất, nước chảy tràn, nhất là vào mùa mưa do đó chúng ta cần phải loại bỏ nguồn bệnh lây lan qua những dây chanh gần sát mặt đất. Loại trừ nơi khu trú của nấm bệnh.

cat tia goc chanh day

Tiếp theo: Cắt tỉa các lá già không cần thiết, các lá bị bệnh, loại bỏ tất cả các trái bị nhiễm bệnh còn trên giàn và những quả bị bệnh đã rụng dưới đất (tránh lây nhiễm). Tàn dư bệnh sau khi cắt tỉa (trái và lá bệnh) cần phải được thu gom và tiêu hủy ngay ở khu vực nhất định.

Lưu ý: Nếu vườn trũng thấp cần đào rãnh  xung quanh để thoát nước nhanh khi mưa, hạn chế ngập úng tạo điều kiện lý tưởng cho nấm bệnh phát triển.

 

 

 

 

CÔNG TY CP ĐÀU TƯ TM XNK NÔNG HÓA XANH

Trụ sở chính

C11/18J, QL1A, Tân Kiên, Huyện Bình Chánh, Tp Hồ Chí Minh

Nhà Máy Sản xuất

Ấp Thèo Nèo, xã Bình Châu, Huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu

 

 

 

CHI NHÁNH

Lô B, Đường số 2, Cụm Công nghiệp Đức Thuận, Huyện Đức Hòa, Long An

Email : [email protected]

Hotline : 0906 31 9992 - 0906 31 9994 - 0528316199

© Copyringt 2020 Nông Hóa Xanh,  All right reseved 

Untitled-1

2

Untitled-5

Untitled-4

zaloedit